Nhận đặt mâm cúng cô hồn tháng 7 tại Quận 4

Cúng cô hồn tháng 7 tại Quận 4 trọn gói

 Lễ vật cúng đầy tháng | cúng đầy tháng |Cúng đầy tháng bé gái | Cúng đầy tháng bé trai | Ngày cúng đầy tháng

Các chuyên gia nói về ngày giờ đưa ông Táo về trời

Các chuyên gia nói về ngày giờ đưa ông Táo về trời

Ngày 23 tháng 12, Người Việt cúng đưa ông Táo về trời, chuẩn bị chào đón năm mới đến. Nhiều người quan niệm, nên cúng ông Công ông Táo sớm để ông lên trời báo cáo thành tích sớm thì sẽ được lộc nhiều hơn. Quan niệm này đúng hay sai?


Tập tục cúng ông táo. Ảnh minh họa

Theo ông Trường Thịnh - nguyên cán bộ Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia cho biết, dân gian ta có câu "trần sao, âm vậy" nên trước tình trạng ở trần gian hay kẹt xe, thời tiết mưa gió thất thường... nên đã "chế tác" ra chuyện cúng lễ trước ngày để ông Táo nhà mình đi trước lên thiên đình tâu trước, đến muộn mất thiêng, mất lộc. Theo khía cạnh khoa học cả về phần âm và phần dương thì điều này là chưa đúng, "cúng sai ngày thì chỉ được cái tâm của gia, không được cái linh ứng là Phúc - Lộc - Thọ".

Theo ông phân tích, ngày Âm Lịch là theo mặt trăng, ngày Dương Lịch là theo mặt trời. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng là 3 hành tinh ảnh hưởng trực tiếp đến con người cũng như thời tiết. Trái Đất quay quanh mặt trời theo chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ, 1 vòng khép kín hơn 365 ngày. Lấy đó làm Lịch Dương (Lịch theo Mặt Trời). Ba hành tinh Mặt Trời - Mặt Trăng - Trái Đất có thời điểm sẽ ở trên một đường trục. Thời điểm đó trong ngày được tính từ giờ Tý đến giờ hợi. Chệch thời điểm đó không phải là ngày đó nữa mà là ngày khác. Hơn nữa, hiện nay khoa học kỹ thuật cũng xác định được: Quỹ đạo và chu kỳ của Mặt Trăng và Quả đất mà tiên đoán chính xác về Nhật thực và Nguyệt thực.

Lịch âm tính dựa sự chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng. Đó là ngày mà Trái Đất và Mặt Trăng ở quỹ đạo vô, hình lặp đi lặp lại... từ xưa đến nay, không hề thay đổi. Từ xưa đến nay con người đã theo quy luật của "Quỹ đạo vô hình" này mà dự đoán được Nhật thực, Nguyệt thực, sao Chổi khi nào, ở đâu thì "thấy nó"... Đến ngày mùng Một, rằm, ngày Tết, Rằm tháng Bảy "xá tội vong nhân", ngày 23 tháng 12 là ngày đưa ông Táo "chầu Trời"... đến ngày cúng giỗ của người chết... Tháng sau - tháng trước, năm trước - năm sau... đến ngày đó thì Trái Đất - Mặt Trăng lặp lại.

Từ xưa đến này, người phương Đông quy định ra thủ tục cúng lễ, giỗ, Tết vào các ngày đó từ giờ Tý đến giờ Hợi. Việc cúng trước, cúng sai ngày chính là chệch quỹ đạo thì tâm nguyện của ta với ngày đó không còn giá trị nữa.

Ngày 23 tháng 12 theo cổ nhân là ngày "mở cổng trời" tức là thời điểm 3 hành tinh: Mặt Trời - Mặt Trăng - Trái Đất ở trên một quỹ đạo nào đó. Vì vậy, nên cúng đúng ngày là tốt nhất.

Theo ThS Vũ Đức Huynh, người chuyên nghiên cứu về lĩnh vực tâm linh, không phải ngày nào tổ chức cúng lễ cầu ông bà, tổ tiên và thần linh cũng được toại nguyện. Thậm chí, ngày tổ chức tế lễ, cúng bái không phù hợp còn gây họa cho gia đình. Nghĩa là không phải bất cứ ngày nào cầu cúng lễ bái cũng được, cũng phù hợp nên phải chọn ngày và cúng đúng ngày. Bởi các ngày như rằm, mồng 1... là ngày thân xác được về cửa quan, thiên quan hay về hạ giới... nên nếu cầu cúng thì mới "tiếp nhận được", cầu cúng sai gây xáo trộn âm dương, không có lợi.

Theo ông, người và vong hồn, vong linh, luôn có mối quan hệ giao thức sóng, có cùng nguồn gốc tần số xung động nào đó của các hạt điện sinh học. Những vong yếu thì dù muốn tạo xung kết đến người thân thì cũng không được. Do đó, cúng lễ là một hình thức cung cấp nguồn năng lượng mạnh làm vong hồn có năng lực phát huy tương tác cộng hưởng với người thân. Nhưng việc cúng lễ không phải là mâm cổ cao đầy, long trọng là được mà là sự thành tâm.

GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu, nguyên Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư cho biết, con người sau khi chết sẽ sống ở thế giới khác cao hơn, tốt đẹp hơn và vẫn làm các công việc của mình giống như mọi người ở trần gian. Vì vậy, họ cũng có thời gian cụ thể cho từng công việc, chúng ta không nên nên làm xáo trộn công việc của họ.

Nguồn: http://dichvudocung.com/cac-chuyen-gia-noi-ve-ngay-gio-dua-ong-tao-ve-troi/

Nên cúng cô hồn đúng cách để tránh "rước ma" vào nhà

Cúng cô hồn phải đúng cách tránh rước vong vào nhà

Cúng cô hồn là nghi lễ rất được coi trọng trong tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên, làm lễ cúng cô hồn phải được thực hiện đúng cách, để tránh rước vong vào nhà.

Theo truyền thuyết, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương vào tháng 7 bởi vậy nên tháng này gọi là tháng cô hồn. Và để tránh vong vào nhà, bạn cần biết cách cúng cô hồn đúng nhất từ chuẩn bị đồ cúng đến bài khấn.


Cách cúng cô hồn của người Việt

Cúng cô hồn là gì ?

Với người Việt, cúng cô hồn là một nghi lễ không thể bỏ qua, đây còn là một lễ truyền thống, được truyền từ đời này sang đời khác. Theo quan niệm của người Việt, con người có cả phần hồn và xác. Khi con người chết đi, phần hồn vẫn tồn tại, phần đó có người được đầu thai kiếp khác, có người lại bị đẩy xuống địa ngục hay có những người phải làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian.

Những phần hồn đó được cai quản bởi Diêm Vương. Và theo truyền thuyết dân gian, từ mùng 2-14/7 Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan và đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 cánh cửa lại được đóng lại, các ma quỷ phải quay về địa ngục.

Chính vì vậy, vào đêm 14/7, người dân Việt thường cúng cô hồn. Trong lễ cúng có đồ cúng, bài cúng và cả phần lễ hóa vàng để cúng cho những hồn ma quỷ, xua đuổi vận hạn và cầu được bình an.

Tạp tục cúng cô hồn

Chuẩn bị mâm cúng cô hồn tháng 7

Bên cạnh việc phải nắm được văn khấn cúng rằm tháng 7, gia chủ cũng cần chuẩn bị mâm cỗ cúng cô hồn bao gồm:

- Muối gạo (1 đĩa).

- Cháo trắng nấu lỏng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt.

- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc.

- Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).

- 12 cục đường thẻ.

- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá, thường là tiền mệnh giá nhỏ).

- Nước: 3 ly nhỏ.

- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

- 3 cây nhang.

- 2 ngọn nến nhỏ.

- Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).

>> Lưu ý: Để cách cúng cô hồn đúng cách, gia chủ không cúng xôi, gà và đồ mặn. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng tương ứng với 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Còn phần cúng quan trọng nhất là món cháo loãng. Quan niệm dân gian cho rằng, món này dành cho những linh hồn bị đày đọa có thực quản nhỏ và hẹp nên không thể nuốt được thức ăn thông thường. Bởi vậy, khi chuẩn bị mâm cúng đúng cách cúng cô hồn nhất thiết cần phải có món cháo loãng. 

Thời điểm cúng cô hồn thích hợp nhất

Thời điểm cúng cô hồn cũng rất quan trọng. Lễ cúng cô hồn thích hợp nhất nên thực hiện vào buổi chiều tối. Bởi theo quan niệm dân gian, ban ngày có ánh sáng, ánh nắng mạnh nên các cô hồn được “mở cửa” thả ra rất yếu. Vì thế, nếu cúng ban ngày, các cô hồn sợ ánh sáng sẽ không thể đến nhận những đồ vật phẩm cúng của các gia đình, nên không hiệu quả.

Vị trí mâm lễ cúng nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa. Nhiều người lo ngại khi cúng chúng sinh, nếu cúng xong không biết cách mời vong đi thì sẽ rước vong vào nhà. Nếu lo ngại thì bạn có thể cúng tại chùa.

Việc cúng Rằm tháng 7 tại nhà nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh.

Cách mời vong đi sau khi cúng cô hồn

Nhiều gia đình mời cô hồn về nhà cúng chúng sinh, nhưng khi xong nghi lễ không biết mời đi, nên cô hồn vẫn luẩn quẩn trong nhà quấy quả gia chủ. Vì vậy, sau khi nghi lễ cúng xong, các gia đình nhất định phải làm những việc như sau:

+ Vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã.

+ Tục giật cô hồn: tức người sống giành giật những mâm cúng, rồi người ta thường đốt vàng mã cho cô hồn, cho tiền người sống bằng cách thảy tiền cùng với bánh kẹo. Họ tin nếu người sống mà giành giật càng đông, tức họ đã mua chuộc được các cô hồn các đảng không đến quấy phá gia đình mình.

+ Không nên ăn đồ cúng cô hồn, không đem đồ cúng đó vào nhà, nếu không ai giành giật thì cho những người khác dùng, không nên bỏ đi sẽ hoang phí và mang tội.

Đi chùa trong ngày cúng cô hồn
Trên đây là những việc bạn cần thực hiện để có cách cúng cô hồn đúng cách, ngoài ra, bạn và người thân cũng cần nắm được những điều kiêng kỵ không nên làm trong tháng cô hồn hay những điều nên làm trong tháng 7 âm lịch để mang đến bình an và xua đi điều xui xẻo cho gia đình.

Mong rằng cách cúng cô hồn này sẽ giúp các gia chủ yên tâm hơn khi thực hiện lễ cúng vào Rằm tháng 7.

Vì sao cúng cô hồn lại mong bị giật

Vì sao cúng cô hồn lại mong bị giật

"Ở Sài Gòn người ta quan niệm khi cúng cô hồn thì phải có người đến giật mới hên. Vì vậy đang cúng mà có người bưng cả mâm đi gia chủ cũng không nói gì".

Bài viết về hiện tượng người dân mang vợt, lồng gà, bao tải... đi khắp phố Sài Gòn tìm đồ cúng cô hồn trong tháng 7 Âm lịch để giật, hứng và tranh giành.

Nhiều người cho rằng đây là phong tục, văn hoá của người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, không phải là hình ảnh xấu trộm cắp, cướp giật.

"Tôi thấy nhiều bạn chỉ trích người đi "giật cô hồn" là tham ăn, tội nghiệp, không biết xấu hổ... Còn tôi lại thấy đó là hoạt động vui của hàng năm. Cũng giống như không có pháo thì mất đi cái chất của ngày Tết, không có "cô hồn sống" giật thì mất cái chất của ngày rằm tháng 7 Âm lịch", bạn đọc Dương chia sẻ.

"Nếu các bạn biết Thái Lan có lễ hội Songkran (té nước), Hàn Quốc có lễ hội tắm bùn, Nhật Bản có lễ hội khoả thân, Tây Ban Nha có lễ hội nhảy qua các em bé... thì mọi người sẽ thấy "giật cô hồn" ở Việt Nam là lễ hội bình thường. Không phải ai giật cô hồn cũng nghèo và đói khát. Lúc nhỏ tôi cũng hay đi giật cùng với mấy đứa bạn nhưng cũng chẳng thiết chuyện ăn uống, chủ yếu là giật cho vui và nó đã thành ký ức tuổi thơ tốt đẹp của tôi", bạn đọc Dang Quyen cho biết.

"Tháng 7 hay còn gọi là tháng “cô hồn”, các gia đình ở Nam Bộ có tục lệ "cúng cô hồn". Đồ cúng thường bày biện trên một mâm được gia chủ đặt trước sân nhà để khần vái. Cúng xong, họ thường để nguyên mâm cho những đứa trẻ con hay những người đi đường lấy ăn cho đến khi hết hẳn thì dọn mâm vào. Người ta gọi đó là văn hóa cúng cô hồn và giật cô hồn".

Hình ảnh giật cô hồn tháng 7

Nhìn hình ảnh đứa trẻ háo hức "giật cô hồn" được chùm nho trong bài, độc giả Sông Quê bày tỏ: "Tôi muốn quay về với tuổi thơ. Chờ rằm tháng 7 đi giựt vàng. Có mía, có đậu, có khoai lang. Bánh qui, bánh cấp cùng bánh cúng. Người lớn nhanh tay bưng cả thúng. Trẻ nhỏ tụi tôi lụm cái thừa. Bạn bè có đâu chừng mươi đứa. Cùng khoe giựt dược xúm nhau cười".

Văn hóa cúng cô hồn tháng 7 trong xã hội Việt Nam

Tuy nhiên nhiều ý kiến khác cho rằng hình ảnh văn hoá này đang bị biến tướng vì xã hội hoá. "Ngày trước người dân chỉ cúng trái cây, cháo trắng, nước, chum rượu trắng, vàng mã. Bây giờ, đời sống khấm khá hơn, trên mâm cúng các gia chủ hào phóng "bố thí cho các linh hồn" thêm con gà hay một con heo sữa quay, những xấp tiền lẻ mới cóng xếp đầy quanh mâm". 

"Có lẽ vì giá trị đồ cúng cô hồn tăng lên nên văn hóa “giật cô hồn” có những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Chính vì vậy mà người đi giật cô hồn không còn là những trẻ con mà có cả người lớn. Vì vậy hành động cướp giật đồ cô hồn có phần bạo dạn hơn trước đây. Điều này làm cho không ít các gia chủ tức giận, hoảng hốt khi đang lom khom cúi vái thì bị cả đám thanh niên, nam nữ đổ xô vào bê nguyên cả mâm cúng".

Còn bạn đọc Công Minh bày tỏ: "Cúng cô hồn ngày xưa để trẻ con, người nghèo trong xóm giật, mang ý nghĩa bố thí, làm phước. "Giật" lúc đấy cũng là đua tranh náo nhiệt trong không khí tưởng chừng ảm đạm của tháng 7 Âm lịch. Bây giờ người giật là một đội ngũ hùng hậu thanh thiếu niên, người cúng mà sơ xuất một chút là bị "giật" ngay từ khi chưa trưng xong mâm chứ đừng nói đốt nhang. Ngẫm thử người có chút lòng tự trọng hay có công ăn việc làm (chỉ cần là công nhân, phụ hồ thôi) thì ai giành ai giật, ai hốt ai tranh những của ấy".

"Có ai sống nhờ giật cô hồn đâu! Họ làm vợt đồ chủ yếu tranh nhau để hơn thua, chứ chẳng phải nhờ kiếm được nhiêu đó mà đủ sống. Nếu trách thì chúng ta nên trách những gia chủ bây giờ cúng toàn gà, heo sữa quay, mệnh tiền lớn. Vì họ nghĩ cúng như vậy cô hồn mới nhanh đến lấy và đi. Có thế, họ mới làm ăn suôn sẻ. Xưa kia gia đình tôi cúng rất đơn sơ, trứng, thịt heo luộc, đốt tiền vàng mã thử hỏi có ai đến tranh giành không? Mọi việc cũng tại ta mà ra thôi!".

Cúng bố thì chúng sanh mùng 2, mùng 16 hàng tháng và rằm tháng 7

CÚNG BỐ THÍ CHÚNG SANH MÙNG 2, MÙNG 16 HÀNG THÁNG VÀ RẰM THÁNG 7, LỄ VẬT VÀ VĂN KHẤN

Cúng bố thí chúng sanh (mọi người thường gọi là cúng Cô hồn). Thường  Ông Bà ta hay cúng vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch mỗi tháng, là một lễ nhỏ, còn rằm tháng 7 là lễ lớn (Vu Lan). Cúng bố thí chúng sanh không phải là một sự mê tín như bao nhiêu người đã lầm tưởng. Bởi vì, ở thế kỷ 21 này các nhà Ngoại Cảm trên thế giới và cả Việt Nam đã minh chứng được có thế giới của người chết, có linh hồn tồn tại ở cõi âm mà sự rung động và cảm xúc như người sống của chúng ta.

Cúng cô hồn đó là một hành động bố thí, từ bi bác ái, muốn chia sẻ sự đau khổ cho các chúng sanh thiếu phước, thường bị đói khát triền miên, bơ vơ, sống vất va vất vưởng, lang thang đã từ lâu không siêu thoát được và nhất là không được người thân quyến cúng kiến. Bài này sử dụng được cho rằm tháng bảy âm lịch, và cũng là dùng để cúng bố thí chúng sanh lúc nào cũng được, tức là dùng để cúng hàng tháng vào mùng 2 và mùng 16 âm lịch tại miền Nam, mùng 1 và rằm tại miền Trung và Bắc.

Mâm cúng cô hồn trọn gói tại Quận 4

Vài điều cần lưu ý khi cúng cô hồn:

Xin nhớ là đặt lễ cúng ngoài hành lang nhà, chứ không cúng trong nhà.
Mọi người cứ y theo bài văn khấn mẫu bên dưới mà đọc, cúng SAU 12 GIỜ TRƯA, (vì từ khi mặt trời mọc đến 12 giờ trưa là giờ dương khí, còn sau 12 giờ trưa đến khuya là giờ khí âm ).

Các phẩm vật cúng cô hồn, tuyệt đối không được dùng tới, phải bỏ đi hay là cho súc vật ăn. 
Tàn 2/3 nhang , đốt giấy , rải gạo, muối.

Lễ vật và đồ cúng cô hồn cần chuẩn bị:

Nước : 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ. 
Gạo, muối hột .( chút ít, không được bỏ gạo nhiều vì ở thành phố không có chim ăn gạo). 
Cháo trắng nấu lỏng ( 12 chén nhỏ hoặc tô cháo lớn ) , hay là cơm vắt : 3 vắt . 
Giấy áo, giấy tiền vàng bạc ( chút ít, đại khái thôi, không nên có nhiều, lãng phí ) 
Bánh, kẹo
12 cục đường thẻ
Bắp rang
Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm )

Thường cúng chay thì tốt hơn (vì chúng sanh không đòi hỏi ta phải cúng chay hay mặn, tuỳ tâm của quý vị, cũng không nên cầu kỳ phài cúng cho giống người khác) Điều quan trọng là: phải đọc Thần chú và niệm Phật cho đúng và đủ, thành tâm, mong cho chúng sanh an vui và no . Gạo, muối, cháo, không cần nhiều. Nhờ có chú biến thực là đã biến hoá được hàng hà sa số thực phẩm rồi .(Theo Sư Ông Thích Thông Bửu , cô hồn rất thích bắp rang và mía ) . 

>>> Xem báo giá Mâm cúng cô hồn Quận 4 tại đây <<<

Bài khấn Cúng cô hồn:

KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH

Hôm nay ngày……tháng……năm……(Âm lịch)

Con tên là:…….tuổi……

Ngụ tại số nhà …, đường…, phường (xã)… , quận (huyện ) ……,tỉnh (Tp):………

Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày , kẻ lớn, người nhỏ , thập loại cô hồn, các Đảng ,âm binh ngoài đường , ngoài xá, hửu danh vô vị, hửu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ…

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

– Chân ngôn biến thực : ( biến thức ăn cho nhiều )

NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA, NGA ĐÀ PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ , ÁN TÁM BẠT RA , TÁM BẠT RA HỒNG ( 7 lần )

Chân ngôn Cam lồ thủy : ( biến nước uống cho nhiều )

NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DA, ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ , TA BÀ HA .( 7 lần )

Chân ngôn cúng dường: ÁN NGA NGA NẴNG TAM BÀ PHẠT PHIỆT NHỰT RA HỒNG (7 lần).

Nhận đặt mâm cúng cô hồn Quận 4 trọn gói | Hotline: 0969695919 (Mr. Khương)

Mâm cúng cô hồn tháng 7 trọn gói tại Quận 4 | Dichvudocung.com

Cúng cô hồn trong tháng 7 tại quận 4 như thế nào cho hợp lý ?

Cúng rằm tháng bảy hay nghe gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có 4 lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng cha ông, và cúng thí thực cô hồn.

Cúng thí thực cô hồn (hay nghe gọi cúng chúng sinh).

Ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho ông cha, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan nghiệt trong xã hội…

>> Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch).

* Sắm lễ cúng cô hồn.

vật phẩm thường hay cúng trong lễ cúng cô hồn bao gồm: Trái cây, Hoa, Nhang, Đèn cầy, Gạo, muối,Rượu, nước lọc, Giấy cúng, Bánh kẹo, cốm nổ, bim bim,…Cốc, mía, ổi, khoai lang,…Chè, Xôi, Cháo trắng, Gà hay Vịt quay


Nhận cúng cô hồn tháng 7 tại Quận 4
 Với các lễ phẩm cúng như trên nếu bạn không có thời gian rảnh chuẩn bị thì hãy đến với công ty CP DV ĐỒ CÚNG tâm linh để được sử dụng dịch vụ Đồ Cúng Trọn Gói giao hàng miễn phí tận nơi.
Đến với Công Ty Tâm Linh quý khách sẽ được những lợi ích sau:
  • Chọn lựa những vật phẩm theo sở thích.
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Bảo đảm về giá.
  • Hóa đơn chứng từ đầy đủ. (VAT)
  • Giảm bớt thời gian rảnh.
  • Tiết kiệmtiền bạc.
>>> Bảng báo giá mâm cúng cô hồn trọn gói <<<

* Một số hình ảnh mâm cúng cô hồn tháng 7:

Mâm cúng cô hồn tháng 7 trọn gói Quận 4
Bảng giá cúng cô hồn Quận 4
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 296 Đường số 10 Cây Trâm, P.09, Q.Gò Vấp, TP.HCM
Số điện thoại: 0969695919 Mr.Khương
Email: khuongbv@tamlinhgroup.com

TÌM HIỂU THÊM VỀ Cội nguồn VÀ THÔNG TỤC CÚNG CÔ HỒN

1. Cỗi nguồn, ý nghĩa: của cúng cô hồn

Cúng cô hồn là một hoạt động tâm linh tương đối dễ thấy tại Việt Nam. Về vấn đề cúng cô hồn, thực ra giáo lý Phật giáo không đề cập đến một cõi sống nào có tên là cô hồn cả. Cô hồn chỉ là cách gọi của dân gian mà thôi.

Tuy nhiên, cúng cô hồn, theo nhận định Phật giáo, là bố thí cho những chúng sanh đang đói khát. Người con Phật luôn phát tâm từ bi, thương xót mọi loài chúng sanh, đồng thời nguyện tu tâm tạo phước báo bằng cách bố thí và cúng dường.

Theo tín ngưỡng đã lâu tin rằng con người có hai phần: hồn và cơ thể. Khi chết, hồn lìa khỏi thân xác, thân xác bị phân hủy còn hồn sẽ tiếp tục tồn tại. linh hồn có thể về trời hoặc đầu thai kiếp khác (làm người hoặc vật ) hoặc bị đày xuống địa ngục tùy theo những điều lành hay dữ mà người đó làm khi còn sống.

Phong tục cúng cô hồntương tác đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà (thường gọi tắt là A Nan) với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu). Một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ cơ thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, mồm liền nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ mồm lửa, mặt cháy đen như nó.

A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, và soạn lễ cúng cho chùa Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”.

A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ…

Phong tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này nên ngày nay người ta vẫn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu, với nghĩa gốc là “thả quỷ miệng lửa”. Về sau, lại được hiểu rộng thành các nghĩa khác như tha tội cho tất cả những người chết (xá tội vong nhân) hoặc cúng thí cho những vong linh vật vờ (cô hồn).

2. Phong tục Cúng cô hồn

Các món đem cúng cô hồn thường có hương, hoa, đèn, gạo, muối, nước lã... Trong chùa hoặc tại các gia đình có truyền thống Phật giáo, người ta cúng bằng các món ăn chay.

Cúng chúng sinh bằng: kẹo, bánh, khoai, oản khảo, xôi nắm, chuối, muối, gạo, trầu cau, vàng mã… Theo phong tục cổ truyền,mâm cỗ cúng cô hồn này sẽ được đặt trước cửa nhà, chùa, đình. Đồ cúng thường được bày trong một nia lớn.

Nhưng một món đặc biệt hay gặp trong mâm cỗ cúng cô hồn là món cháo loãng. Bởi vì người ta tin rằng: món này dành cho những vong hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn bình thường.

Tại các đình, dường lễ cúng cháo được đơn vị qui mô hơn, có lập đàn tràng cầu siêu cho các linh hồn trước khi thí cháo. Tại đây, cháo được đựng trong các bồ đài lá mít cắm dọc theo hai bên vệ đường dẫn vào lễ đài.

Người ta còn vẩy cháo ra hai ven đường để những cô hồn già cả ốm yếu cũng nhận được chút phần. Của ít, lòng nhiều, các bài văn cúng chúng sanh nhắc đến trăm nghìn kiểu chết từ chiến tranh đến trộm cướp, sát phạt nhau vì tiền, vì tình cho đến ốm đau bệnh tật, vận hạn,nghiệp chướng…

Các tư gia, ngoài lễ cúng thổ thần, cúng tổ tông cũng có cúng cháo cho các cô hồn. Họ bày cúng ở trước cửa nhà. Ðồ lễ đặt trên một cái mẹt thường gồm có cháo hoa, những nắm cơm nhỏ, hoa quả, bánh bỏng, trầu cau, xôi chè cùng với đồ mã.

Hàng năm cứ vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch, người dân và Phật tử Việt Nam lại lên cho chùa dự lễ Vu Lan báo hiếu, nhớ đến công ơn của cha mẹ, tiên sư, gia tiên đã khuất… Về tại tư gia, các gia đình cũng thắp hương tưởng niệm đến người nhà và mâm lễ cúng cho những vong linh chưa được siêu thăng.
Chat
1